Vì sao Thắng (Ngọt) bị khán giả quay lưng, đòi tẩy chay?
Ngày 2.2, thông tin từ UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ ngày 25.1 - 2.2), địa phương đón khoảng 200.000 lượt khách. Trong đó, Khu danh thắng Yên Tử đón trên 30.000 lượt khách, chùa Ba Vàng đón trên 180.000 lượt khách; khách quốc tế trên 1.000 lượt. Doanh thu từ du lịch dịch vụ đạt trên 115 tỉ đồng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, dọc tuyến đường từ QL18 đến cổng Khu danh thắng Yên Tử đều thông thoáng, không có tình trạng ùn tắc. Các bãi đỗ xe của Khu danh thắng Yên Tử đều đáp ứng được nhu cầu của du khách khi hành hương về đất Phật.Người dân xếp hàng rất trật tự để mua vé cáp treo, vé thắng cảnh. Xung quanh các điểm tâm linh cũng không có tình trạng bán chữ, bói toán…Dọc hành trình lên đỉnh thiêng Yên Tử, du khách thích thú ngắm nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ trong màn sương mờ ảo, càng lên cao sương mù càng dày. Không còn cảnh chen lấn, xô đẩy. Mọi người chiêm bái lễ Phật thành kính, đảm bảo trật tự.Đại diện Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, để phục vụ mùa trẩy hội xuân 2025, doanh nghiệp đã bố trí 100 xe điện phục vụ du khách di chuyển từ khu vực bãi đỗ xe đến khu vực hành hương dưới chân núi. Đồng thời, bố trí lực lượng thường trực làm công tác an ninh trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông, sơ cấp cứu…Cạnh đó, công ty đã tiến hành rà soát, sửa chữa toàn bộ hệ thống lan can trên tuyến đường hành hương đi bộ từ chùa Hoa Yên đi chùa Vân Tiêu và đi An Kỳ Sinh, đoạn từ chùa Một Mái đi Bảo Sái lên An Kỳ Sinh và từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng…Dự báo, trong ngày khai hội xuân Yên Tử 7.2 lượng du khách sẽ tăng đột biến, Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã lên phương án tăng cường lực lượng với Công ty CP Phát triển Tùng Lâm để đảm bảo cho người dân hành hương an toàn, vui tươi.Theo ban tổ chức Lễ hội Xuân Yên Tử 2025, lễ khai hội dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 ngày 7.2.2025 (tức ngày 10 tháng giêng năm Ất Tỵ), tại Cung Trúc Lâm Yên Tử.Lễ khai hội gồm các nghi lễ tâm linh, như: dâng lễ, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…Lễ hội còn có nhiều hoạt động bên lề như biểu diễn rồng, lân; biểu diễn nghệ thuật nhạc cụ dân tộc; trò chơi dân gian tại Quảng trường Minh Tâm và các hoạt động khác trong Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử; ẩm thực của người dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử; biểu diễn võ thuật cổ truyền; trải nghiệm cưỡi ngựa…Các bạn nhỏ cười rồi, chúng ta đi tiếp thôi!
Không tấp nập, ồn ã như ngày thường, TP.HCM sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 vắng vẻ, yên tĩnh lạ kỳ. Từ sáng sớm, nhiều tuyến đường trung tâm như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Ba Tháng Hai thoáng đãng và tĩnh lặng. Không còn cảnh chen chúc của dòng xe cộ, không còn tiếng còi xe. Thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng phủ lên phố phường, tạo nên một khung cảnh yên bình, đầy chất thơ.Một số người tranh thủ tận hưởng không gian hiếm có này thong dong đạp xe, tản bộ trên vỉa hè, hít hà bầu không khí trong lành. Các điểm du xuân nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng lác đác người qua lại, không còn cảnh chen chúc như những ngày cuối năm.Trái ngược với sự yên ắng trên phố, các ngôi chùa trong thành phố lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3) để dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thuận lợi.Tại chùa Vĩnh Nghiêm, từng dòng người xếp hàng ngay ngắn, tay cầm nhang đèn, hoa cúc vàng, thành kính dâng lên những lời nguyện cầu. Không gian chùa trầm mặc, lấp lánh ánh nến, hòa cùng hương trầm thoang thoảng tạo nên một không khí thiêng liêng đặc trưng của ngày đầu năm.Bên cạnh việc thắp hương, nhiều người còn xin quẻ đầu năm, nghe những lời giảng dạy từ các sư thầy để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.Ngày đầu năm mới, TP.HCM mang hai sắc thái đối lập nhưng hòa quyện một cách hài hòa: sự tĩnh lặng trên các con đường và sự nhộn nhịp, trang nghiêm tại các ngôi chùa. Sự vắng vẻ của phố phường không mang vẻ đìu hiu, mà là dấu hiệu của sự đoàn viên, khi mọi người quây quần bên gia đình hoặc tìm đến chùa để gửi gắm niềm tin vào một năm mới tốt đẹp.
Khánh Hòa: Xử phạt tài xế xe đầu kéo chạy ngược chiều ở Diên Khánh
Mới đây, trong cuộc gặp mặt giới truyền thông, bác sĩ của Bệnh viện Vinmec đã trả lời câu hỏi: "Xuân Son có được hỗ trợ tài chính hoặc tài trợ một phần chi phí điều trị từ tổ chức thể thao hay các đối tác của Vinmec không?". Bác sĩ Trần Trung Dũng – người mổ cho Xuân Son cho biết: "Hiện tại, chúng tôi - bao gồm Vinmec, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB Nam Định - đang dồn toàn bộ nguồn lực để tập trung vào việc điều trị và đảm bảo quá trình hồi phục của cầu thủ đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian sớm nhất. Các vấn đề khác sẽ được chúng tôi cùng trao đổi và giải quyết sau khi ưu tiên quan trọng nhất này được hoàn thành".Còn ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch VFF cũng khẳng định VFF sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Nguyễn Xuân Son trong quá trình hồi phục. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec và ê kíp bác sĩ phẫu thuật đã tận tâm điều trị cho Nguyễn Xuân Son, đồng thời tin tưởng với sự chăm sóc y tế tốt nhất, Xuân Son sẽ sớm hồi phục và trở lại sân cỏ.Các bác sĩ của Vinmec cũng nhấn mạnh: "Mặc dù phẫu thuật thường được coi là yếu tố quyết định, nhưng với các VĐV, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Phẫu thuật và chẩn đoán chính xác chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi 90% khả năng trở lại thi đấu chuyên nghiệp phụ thuộc vào quá trình phục hồi hậu phẫu. Chính những phương pháp phục hồi chuyên sâu, từ vật lý trị liệu đến việc tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và luyện tập, mới là yếu tố then chốt giúp VĐV phục hồi nhanh chóng và hiệu quả, quay lại đỉnh cao sự nghiệp".Bác sĩ cũng nhấn mạnh, việc đưa Xuân Son về Việt Nam cũng giúp anh tạo thêm sự gắn kết với cộng đồng bóng đá trong nước. Cộng đồng yêu mến và theo dõi cầu thủ này sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi anh được điều trị tại quê nhà, đồng thời cũng tăng cường tinh thần đoàn kết trong đội bóng và toàn thể người hâm mộ. Ca phẫu thuật của Xuân Son được thực hiện tại Việt Nam là một quyết định hợp lý và kịp thời. Không chỉ về mặt chuyên môn mà còn ở các yếu tố tinh thần, chi phí và sự an tâm về lâu dài, đây là lựa chọn tối ưu giúp Xuân Sơn nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong trạng thái tốt nhất.
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
Thủ khoa ra trường 6 tháng vẫn thất nghiệp?
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi cùng nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai nhờ động lực từ các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành và nhu cầu thị trường.Kết thúc quý 1/2024, thị trường đón nhận một lượng lớn các môi giới bất động sản, sàn giao dịch quay trở lại thị trường khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án với quy mô ngày càng lớn. Một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức mở bán trở lại. Các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Bước sang quý 2/2024, đà phục hồi của thị trường tiếp tục được duy trì, nguồn cung và lượng giao dịch trong quý tăng trưởng mạnh, lần lượt gấp 3 và gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, thông tin các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản là luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2024, luật Kinh doanh bất động sản 2024 và luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm càng tiếp thêm niềm tin cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sẵn sàng tái nhập cuộc.Đến quý 3/2024, các bộ luật trên có hiệu lực, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự "tăng nhiệt" với câu chuyện đấu giá đất tại các khu vực vùng ven Hà Nội "nóng" hơn bao giờ hết. Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, có mặt bằng giá liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Kết thúc quý 4/2024, trước sự ấm lên của thị trường, nhiều chủ đầu tư thay đổi kế hoạch đã "tung" hàng sớm hơn dự kiến, kèm nhiều chính sách ưu đãi, giúp nguồn cung nhà ở vượt dự báo. Riêng quý 4/2024, thị trường ghi nhận 28.000 sản phẩm chào bán mới, gấp 2 lần so với quý trước và gấp 4 lần cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81.000 sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có 65.376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023, nhưng mới chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2018.Lượng giao dịch trong năm 2024 cũng tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nguồn cung được cải thiện cả về lượng và chất. Nhu cầu mua bất động sản, bao gồm cả để ở và đầu tư rất cao và đang không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Với hơn 50% lượng giao dịch sơ cấp được đóng góp bởi nhu cầu đầu tư. Trong đó, có một lượng đầu cơ nhất định.Trong năm 2024, căn hộ cao cấp là loại hình áp đảo thị phần, chiếm 75% lượng giao dịch. Các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đạt trên 70%. Đặc biệt, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên tới trên 90% ngày thời điểm chính thức mở bán. Thậm chí, nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp được "sang tay" ngay cả khi chưa hoặc mới ký kết hợp đồng mua bán. Càng về cuối năm, số lượng chuyển nhượng theo hình thức này càng tăng lên do nguồn cung cải thiện.Nhà ở thấp tầng giao dịch cũng cải thiện mạnh trong bối cảnh thị trường phục hồi, tỷ lệ hấp thụ các dự án mở bán mới ở mức rất tốt, ước đạt gần 65%, tương đương với gần 9.000 giao dịch. Hơn 60% lượng giao dịch được đóng góp bởi 2 dự án đại đô thị của chủ đầu tư Vinhomes.Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản tập trung chủ yếu ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và có thể ở ngay tại các dự án đại đô thị đã có dân cư ở với hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại và các sản phẩm nhà ở riêng lẻ có pháp lý đảm bảo, giá dưới 4 tỉ đồng tại các thành phố lớn.Phân khúc đất nền, giao dịch chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp, khi hành lang pháp lý mới buộc các chủ đầu tư phải xây nhà để bán. Các mảnh đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo được các nhà đầu tư "săn lùng".Giá bán nhà ở phục hồi và tăng liên tục từ đầu năm do nguồn cung dù tăng trưởng mạnh theo năm nhưng vẫn thiếu và yếu so với cầu nhà ở thực tế của thị trường và do các chi phí đầu tư, nhất là các chi phí liên quan đến đất đai tăng cao, nhất là phân khúc chung cư cao cấp tại các thành phố lớn.Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nghiên cứu về chỉ số giá chung cư cao cấp phản ánh mức biến động giá bán bình quân của các dự án trong mẫu 150 dự án được chọn lọc và quan sát cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2024, giá bán trung bình ở TP.Hà Nội đã tăng 72,4% so với quý 2/2019. Theo sau là Đà Nẵng với mức tăng 49,9%. Trong khi TP.HCM chứng kiến mức tăng chậm hơn, khoảng 34,3%.Giá bán sơ cấp tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại, tạo động lực dẫn dắt và duy trì mặt bằng giá thứ cấp của chung cư cao cấp "neo" cao, vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế nguồn cung và thanh khoản ở mức trung bình. Giao dịch chuyển nhượng căn hộ tập trung chủ yếu ở các dự án nằm trong đại đô thị, có hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại với mức giá tăng hợp lý.Nhu cầu đầu tư phục hồi, giá bán chung cư cao cấp tăng cao, giúp các dự án thấp tầng mở bán với giá bán ngày càng tăng cao vẫn được hấp thụ khá tốt. Giá các sản phẩm thấp tầng tại các đại đô thị đã hình thành và thu hút cư dân đến ở phục hồi so với "đỉnh". Trong khi giá chuyển nhượng tại một số dự án thấp tầng vẫn đi ngang vì bị bỏ hoang.Giá đất nền, đã tách thửa, pháp lý đầy đủ cũng phục hồi và tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nguồn cung đất nền giảm do quy định "siết" phân lô bán nền. Đặc biệt, các lô đất giá trị thấp, khoảng dưới 30 triệu đồng/m2 tại các thành phố có hạ tầng đã phát triển hoặc đã có kế hoạch phát triển được săn đón, với mức giá tăng từ 15% so với cuối năm trước, do giá trị đầu tư không quá cao, còn nhiều dư địa tăng trưởng.Trong bối cảnh giá nhà đất thổ cư tại 2 đô thị đặc biệt cũng đã liên tục tăng và thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, vượt quá khả năng tiếp cận của đa số khách hàng. Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nhu cầu săn lùng nhà đất thổ cư sang các tỉnh, thành vùng ven với mức giá "mềm" hơn và nhiều dư địa tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị.Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đã khép lại năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Có thể khẳng định, năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tới thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trong năm 2025.